Chiếc xe lao đi vun vút như một viên đạn. Làn không khí bị xé ra quật vào mặt, gào rít bên tai dữ tợn đâm vào da buốt nhói, gió như muốn giật phăng đầu ra khỏi vai. Gió ép mạnh, đến nghẹt thở. Tưởng chừng như có một con quỷ nào đang giơ tay nắm lấy chúng tôi và vừa rú lên vừa kéo xuống địa ngục. Mọi vật chung quanh nhập lại thành một vệt dài vun vút lao về phía sau... Chỉ một giây lát nữa thôi có lẽ chúng tôi sẽ chết!Về khía cạnh văn học, việc miêu tả cảnh quan và cảm giác có thể là ẩn dụ cho sự lung lay, tính không bền vững và ranh giới giữa thật với giả, giữa chân với mộng - cũng giống như 3 tiếng thì thào vô ý, nhạt nhòa của nhân vật nam. Nhưng Chekhov là một bác sỹ, ông còn khai thác khía cạnh tâm lý con người sâu sắc hơn thế. Từ đầu câu chuyện, người đọc có thể hình dung Nadya là một cô gái thùy mỵ, yếu ớt - mà việc trượt tuyết trên núi là một điều đáng sợ quá mức tưởng tượng. Vì thế, cái lúc lao xuống triền núi, cô hẳn phải hoảng sợ, thất thần đến vô cùng. Mà trong y học, khi có một yếu tố bất thình lình kích thích tính sợ hãi, não bộ phụ trách việc trả lời các kích thích ấy sẽ hoạt động chụp giật, khiến nhịp tim tăng đột biến. Việc này xảy ra đồng thời với việc Nadya nghe được câu nói "Anh Yêu Em", và khiến cô lầm tưởng rằng trái tim cô đang "thở hồn hển" vì tình. Cô nửa hoang mang, nửa mơ hồ, nửa sợ hãi, nửa ham muốn. Thế là lần này liên tiếp lần kia, cô càng nghe và càng tin. Và càng rung động. Như bất kỳ người con gái nào, khi nghe một lời tỏ tình, cũng đều có chút xốn xang.
- Nađia, anh yêu em! - Tôi thì thào nói.
Nếu như lúc nghe được lời yêu đó, Nadya chỉ đang đi dạo, hoặc uống trà với nhân vật nam, mọi chuyện sẽ rất khác. Có thể cô sẽ hoặc ngỡ ngàng, hoặc thẹn thùng, cúi mặt, ửng đỏ, chứ không thể rụt rè, day dứt, nhợt nhạt và "thở không ra hơi" như Chekhov đã miêu tả. Việc để 2 tình huống khác nhau nhưng có cùng chung hệ quả diễn ra đồng thời là một giải pháp thông minh, tinh tế của ông; vừa khoa học mà cũng rất đời thường. Nếu không có ngày hôm ấy, có lẽ cả đời Nadya sẽ không hiểu được thế nào là yêu, và sẽ mãi sống như một cái bóng không biết đam mê. Đôi khi, mộng mị như một thứ thuốc giảm đau, giúp cho con người thoát khỏi cõi thực. Mộng mị không phải là để người ta níu giữ, mà là để giúp cảm nhận cuộc sống theo một hương vị mơ màng khác.
2 comments:
hay...xxx
Em rat thich 2 cau cuoi cua chi :(( Lam em nho lai ca mot phan hanh phuc cua cuoc doi!
Post a Comment