Saturday, December 1, 2012

Nhà (và nhảm)

Sắp về nhà. Hơn một tuần tí tẹo nữa thôi.

Hơn 1 năm rưỡi kể từ khi mình quay lại và ở tịt tại Mỹ. Trong suốt khoảng thời gian đấy, 3 đứa bạn mình lấy chồng, 1 đứa có con. Chưa kể là các thể loại cưới xin linh đình mùa trên Facebook. Mình nhìn chúng nó rồi nhìn lại mình. Mình yêu đương được hơn 5 năm, mọi thứ đến nay vẫn tốt đẹp nhưng chả hiểu nghĩ ở đâu, tự dưng nhận ra là cũng chẳng có hứa hẹn đảm bảo gì. Kiểu như con bạn nó bảo mình cái việc cưới của nó gần như là assumption for granted, là một bước tiếp hiển nhiên sau 6 năm trời, chứ cái passion với desire to be together thì không có. Mình cũng nghĩ thế.

(On a side note, có lẽ từ trước đến nay mình chỉ ghen tị "đời thường" với V., vì zai của nó là thằng con trai duy nhất mà, sau hơn 6 năm trời yêu nhau, mình vẫn đọc được sự si mê và yêu thương nồng nàn trong mắt. Không PDA, không "they look sooo cute together", không fancy, nhưng mà cảm nhận của mình về tình yêu của zai dành cho nó thì rõ rệt đến kỳ lạ ấy.)

Và vậy là đến một cái sợ. Mình không sợ ế, không sợ lỡ thì. Cái sợ lớn nhất là mình sẽ mất đi spirit để chuẩn bị một cái đám cưới thật hay ho với âm nhạc hút hồn. Sợ mình khi ấy sẽ bị ảnh hưởng bởi cái cảm giác mọi người bỏ nhỏ sau lưng kiểu "ôi giời, thì phải cưới chứ không lại bỏ nhau". Mình quan tâm đến thiên hạ là một phần, quan tâm hơn là mình bị ám thị bởi những cái suy tưởng đối đầu nhưng lại tồn tại song song trong đầu mình.

Thật, mình không sợ ế, không sợ lỡ thì. Mình có Plan B, mình believe in adoption. Mình cực ghét cái kiểu đàn bà để status, rồi đi chơi, rồi khoe, rồi cảm xúc lúc nào cũng 100% hướng về zai. Ts chứ, yêu nhau thì phải chiều chuộng, quà cáp rồi chăm sóc nhau, chứ không thì yêu làm * gì. Đọc/nghe/nhìn mấy cái kiểu đấy mình mừng cho người ta thì ít, mà buồn cười thì nhiều. Đàn bà Việt, dù có đi năm châu bốn biển, học rộng tài cao, cuối cùng vẫn dùng người đàn ông của mình làm indicator of success/happiness (mà cũng có thể là do tính đố kỵ sân si vốn dĩ).

Mình vẫn có một vài cái sợ. Fear of living against my beliefs, fear of being too ordinary, fear of being denied and unrecognized. Trong sự nghiệp, gia đình, yêu đương, mình cũng đã phải đối mặt với những nỗi sợ ấy. Lúc nhiều lúc ít. Nên thành ra, depressed cũng có, vui vẻ hớn hở cũng có, tức đến phát điên phát rồ cũng có, mà cái kiểu kệ mẹ nhà nó cũng có. Có lần ngồi nói chuyện bâng quơ với bạn, mình bảo rằng kiểu người như 2 đứa có lẽ khó mà có hạnh phúc trọn vẹn. Không phải vì chúng ta không biết đến niềm vui. Biết nhiều là khác. Chúng ta dùng những niềm vui con con ấy, những lãng đãng im lặng ấy, những điệu cười không thành tiếng ấy để sống qua từng ngày. Nhưng chúng ta cũng vơ vào mình những nỗi buồn tâm khảm, những cảm xúc không giải thích được với ai vì nó quá mơ ảo, rồi lại tự dằn vặt mình. Cứ nghĩ nếu cứ giữ mình bận rộn thì cảm xúc nó cũng sẽ bị nhét vào xó, nhưng không may là mình vẫn phải có những khoảng nghỉ, những lúc lơ mơ trên xe bus, đi bộ trên đường, rồi sắp tới là 18 tiếng trên máy bay.

À đấy, sắp được về nhà với bố mẹ rồi. Lần này mình sẽ cố cởi mở hơn với hai cụ, sẽ coming out rồi hút chích với bố, sẽ đi ăn vặt rồi cafe với mẹ. Sẽ hang out và nói chuyện với một số người nhiều hơn. Và sẽ dành một buổi để gặp lại một vài người and that's it.

Bình thường mình không viết blog kiểu loạn xị này đâu, nhưng mà mình vừa type vừa nói oang oang với cái đầu gối, nên mình dùng văn nói.

Sunday, September 16, 2012

On Facebook status (2)

Có ba từ mà tôi sẽ đánh giá người dùng là vô văn hóa và thiếu hiểu biết là "tự kỷ" (mang tính đùa cợt), "thiểu năng" (để chửi người khác ngu) và "đồ đàn bà" (khi chê người đàn ông). Đó là những hate speeches vô lương tâm và sỉ nhục người khác.

Hãy thử gặp một người bị tự kỷ hoặc chậm phát triển để thấy họ khó khăn và phấn đấu cho cuộc sống ra sao, và bạn may mắn đến thế nào khi được sinh ra khỏe mạnh và toàn vẹn.

Và nếu bạn hiểu được phụ nữ đã đấu tranh thế nào để có được vị thế ngày hôm nay, tôi cũng mong bạn nhận thức rằng phụ nữ không phải là công cụ để đánh giá người đàn ông, chứ đừng nói là người đàn ông tồi.

Và một điều nữa; tôi sẽ đánh giá một phần tính cách, nhưng tôi sẽ không vì thế mà đánh giá toàn bộ nhân cách của bạn.

Sunday, May 20, 2012

Chuyện 23

(Viết từ lâu rồi, nhưng không còn cảm hứng và context để hoàn thành nữa.)


Tôi đang sống ở một thành phố bầm dập bởi quá khứ và xơ xác bởi thực tại. Những tàn tích công nghiệp cũ, nếu không phải là một người mới đến, lại hàng ngày bắt tàu xuống downtown, chắc khó mà để ý thấy. Những dải đường ray tàu chồng chéo nhau, ngày xưa bánh xe lăn lộn tấp nập, chẳng còn thời giờ cho nắng bụi dãi dầu, bây giờ tróc lở hết. Những công xưởng nằm chỏng chơ như mấy món đồ chơi trẻ con bị vứt lăn lóc dưới gầm giường. Thành phố cô quạnh đến mức, đi hết một con hẻm mới nghe thấy tiếng guốc của mình từ đầu bên kia vọng đến. Và uể oải đến độ, tôi nghĩ vật chuyển động nhanh nhất là cánh cửa tàu mở ra và đóng lại.


Tôi đã bước sang tuổi 23 ở một thành phố như thế.

Khoảng vài năm trở lại đây, cứ đến ngày sinh nhật, tôi thường nhìn lại mình qua từng chặng của cuộc sống. Khi tôi 21, bỗng dưng tôi hay sờ lên vết sẹo đã mờ trên trán - quà lưu niệm từ con bé 7 tuổi học đòi đạp xe bằng tay trái. Rồi tôi nhắm mắt lại, và những mê muội đầu đời của tuổi 14 lại bập bùng trên cái nền đen xì phía sau mi mắt. Khi tôi 22, tôi nhớ lại 11 năm trước, Rock bắt đầu thâm nhập vào máu, óc và tim tôi. Dĩ nhiên, còn nhiều những kỷ niệm xưa cũ vụn vặt, được ghi dấu bằng nỗi nhớ. Và dĩ nhiên, có nhiều câu chuyện khác đã tàn theo từng giây phút.

Còn bây giờ tôi đã bước sang tuổi 23. Không còn 19 hay 17 để mải mê sống nốt tuổi thơ và lập kế hoạch thành người lớn. Chưa đủ 29 để bận tâm đến những áp lực xã hội mà tự mình vơ vào. 23 là số nguyên tố đầu tiên trong dãy số trưởng thành, cái tuổi "không có trước không có sau". Một số nguyên tố lạc lõng như đúng giá trị của nó.

Tôi không cần một cột mốc để đánh dấu những khôn lớn và đổi thay của mình, vì nếu thế tôi chỉ cần nhìn lại 2 năm trước thôi là đủ. Có lẽ vì tôi vẫn chưa nguôi ngoai với "The solitudes of prime numbers". Đọc đến dòng cuối được vài phút rồi mà người vẫn ngẩn ra, tay vẫn mân mê những trang sách và mắt vẫn dán vào những câu chữ, như để buộc lại cảm xúc cho riêng mình. Déjà vu. Déjà vu. Tôi cứ hồi tưởng, rồi lạnh toát người theo những nỗi đau và câm lặng của một ai đấy, không phải mình. Cái vicarious feeling này, trước đấy, chỉ có một người nữa viết nên được cho tôi. Cũng là dân chuyên Lý như P.G đấy; và cũng từ lâu lắm rồi, chúng tôi cứ như twin primes của nhau vậy.

Ký ức rồi sẽ lắng lại theo gạn lọc của thời gian. "Thứ có thể tồn tại lâu hơn ký ức và chìm sâu hơn ký ức, rất đáng buồn, lại là tình cảm." (Duy)

Expressionlessly. Evaporated. 2760889966649. 2760889966651. 


Ở Cleveland tôi mới có thời gian nhận ra mình đã 23, vì mỗi ngày tôi có 15 phút trên chuyến tàu từ downtown trở về nhà. 5 giờ chiều. Đó là giờ tôi đi qua cây cầu nhìn ra sông Thames để đến cái gym vài triệu $ ở New London; là giờ xe cộ đua nhau "đánh rắm" ở Hà Nội (mượn lời, có quote); là giờ hương cafe và nhạc Jazz lả lơi khắp ngõ ngách Copenhagen; là giờ jogging ở mấy con phố vắng tôi không nhớ tên ở Providence. Đó là lúc mà, hoặc tôi nhẹ tênh ngắm mặt trời bềnh bồng trên nước; hoặc thở dài và rủa thầm, "thiên hạ loạn mẹ nó rồi" sau tấm khẩu trang dính bụi; hoặc thèm có một người ở bên cạnh để mình dựa dẫm; hoặc cứ mải miết chạy như muốn bỏ lại một điều gì đấy đằng sau.

Còn 5 giờ chiều. Ở Cleveland, đó là lúc phố xá toan về già, là lúc trời lơ lửng tối và đầu chênh vênh mỏi. Ở cái thành phố này, vây bủa bởi đói nghèo, tội phạm, giá lạnh, đến cả những người đầy đủ vật chất nhất cũng vô thức giữ một nỗi buồn bâng quơ nào đấy cho riêng mình...

Những chuyến tàu có lẽ cũng như những mùa xuân tháng Hai. Cứ thản nhiên chạy tới chạy lui, mỗi lần là những lượt hành khách khác, những câu chuyện chào hỏi thân quen khác. Tôi vẫn có 15 phút tựa cửa sổ, nhìn ra ngày sương giá, nhìn những khúc sông chập chờn, những cây cầu ngất ngưởng - ngày rộng tháng dài, như đọc một câu chuyện chầm chậm trước mắt.

"The train leaves at half past ten
But it'll be back tomorrow, the same time, again"


Tôi không dám tự nhận mình là người hạnh phúc viên mãn, nhưng ngoảnh qua ngoảnh lại, tôi vẫn gom góp được nhiều niềm vui. Một gia đình yên ấm, sự tự do, một tình yêu đẹp. Có người bảo tôi may mắn, nhưng tất cả những thứ ấy đều đã lấy của tôi nhiều nước mắt, nhiều can đảm, nhiều quay cuồng, chứ chẳng thể thản nhiên nhìn cuộc sống trôi qua mà gìn giữ được. May mắn, với tôi, là khi bắt được những cơ hội thử thách, và hơn cả, là những con người mà "chỉ gặp thôi cũng đã đủ thành định mệnh." Dĩ nhiên, tôi càng không dám nghĩ mình là người phụ nữ từng trải và trưởng thành, nhưng những ngọt bùi của cuộc sống, tôi nghĩ mình cũng đã nếm đủ, ít nhiều trên đầu lưỡi. Một chút liều lĩnh, một chút đau đớn, một chút lãng mạn, một chút bâng khuâng, một chút trẻ con, một chút đàn bà, một chút thành công, một chút phớt đời, một chút thất bại... Lắp lắp một chút, có khi lại thành ra một vòng tròn trọn vẹn.

Và thế là, ngẫm lại, tôi biết mình có rất nhiều để sống.

For all the ''hauntingly beautiful'' writings I have read in my life.
For my sweetheart, because you've always been that man for me.
For M., the bitter stranger I once met.
And for "the twin number", because in silence, I promised it to you.

Saturday, April 14, 2012

smoke of wisdom

When you keep having problems with people, chances are, you are the problem.

Thursday, April 5, 2012

Talk of the day.

I had a conversation with a male friend from middle school. We gossiped about some people in our class who got married, or will be very soon. In the end, we found ourselves the subjects of this always-controversial topic. Well, we are both in awkwardly long-term relationships, so the talk seemed natural at its best. Here are a few lines for thought.

Him: It [marriage] is not an assignment, so don’t push us with a due date.
Me: No, of course we won’t. But at least let us know, or give us a hint that you plan to submit it at some time in the future.

Friday, March 9, 2012

Phóng tác.

Khoảng 20 năm trước, có một thứ vô cùng quý, đáng giá nghìn vàng. Tuy nhiên, theo sự trượt dốc của thời gian, tỉ giá đương thời ở phố thị của bây giờ rẻ bèo, chỉ khoảng vài triệu, lại được bày bán nhan nhản. Hàng fake 1, fake 2 hay fake 3 gì đều có hết, mà lại vô cùng tinh vi, nếu không phải dân chuyên sưu tầm thì khó mà nhận ra. Và dĩ nhiên, hàng "auth" thì khan hiếm.

Người không có thì nhún vai tặc lưỡi cho qua và tự AQ với lòng mình, "Đấy là dành cho người có điều kiện."

Người sở hữu thì mặt vênh lên đến trời, ra vẻ ta đây phải "thế nào" thì mới có được 
 (mà đâu có khi bị lừa "mua" nhầm hàng fake).

Người tầm thường thì vật vã, dằn vặt với bản thân vì "không thể có được 
".

Người khôn ngoan thì biết rằng 
, cứ cho là đặc biệt đến mấy, rốt cuộc cũng chỉ là một công cụ để thỏa mãn sự hiếu thắng và vị kỷ của bản thân. Không phải là họ không thích hàng "auth", nhưng họ biết rằng cũng như trong thời trang, một chiếc Hermes Kelly hay Bottega Veneta không thể đại diện cho đẳng cấp hay sự sang trọng, và sẽ mất đi giá trị nếu không được sử dụng phù hợp với hoàn cảnh và outfit. Và một chiếc túi ở flea market cũng có thể được pull off like a million bucks bởi một người khôn ngoan.

Dĩ nhiên, dùng hàng "fake", hàng "auth" hay hàng "không tên tuổi" là phụ thuộc ở mỗi người. Điều quan trọng là họ nhìn nhận 
 như thế nào. Và quan trọng hơn nữa, là họ sử dụng  như thế nào.

Tuesday, January 10, 2012

quick thought on adoption

Two months ago, upon reading the article that the planet is reaching its population height of 7 billion very soon, I drafted a note discussing how adoption should be considered as the ultimate means of "human recycle". This idea is initiated by a college friend, possibly the most passionate and daring woman I have ever met. I never finished the note, but after watching a cult movie about a 28-year-old guy adopting a baby from China last night, I thought I'd share a few main points here anyway.

Adopting a child is just like shopping at a thrift store. We look for and buy things that other people no longer need because we ourselves find these things beautiful and special. We could find an Anthropologie dress from the $5 racket or a Marc Jacobs jacket hung next to a Walmart coat, manage to pull them off and feel like a million bucks. Could we do the same to an abandoned child – get one from the orphanage, take her home, feed and educate her, and love and cherish her as if we are her parent?
This is the minimalist metaphor. I know it is incompatible to compare child adoption to thrift shopping. I know there are many people out there who love the feeling and smell of a new dress or pair of shoes, and just as many who crave the extremely painful pleasure of giving birth to a baby of their own blood. But is biological bond the basis of love and attachment? If that is the case, how do we nourish our feelings for friends and partners?
It’s easy to counterattack this rhetoric question: all relationships are dyadic. No love is unconditional. There is always a “because” after “I love you”, even though it is not always spoken, and sometimes it is taken for granted. [haven't figured out a critically sharp argument yet, looking for suggestions]
I thought about adoption since I was a kid. Sometimes, my mother was angry with me, she would tell me that I was not her daughter, and that a poor woman on the street gave me to her (yeah, no stork for the naughty kid). Had I been older and smarter, I would have responded like this, “Then why the heck did you take me in?” – that would definitely shut her up. Instead, I only had this eccentric thought that she must have loved me very much, otherwise she would not have adopted me in the first place.

What do you think?