Sunday, September 25, 2011

Mẹ và con và những nỗi cô đơn

Vài ngày trước khi con bay, mẹ lên phòng con và thấy mấy cái váy mới. Out of nowhere, mẹ bỗng dưng trầm ngâm nói, “Mẹ cảm thấy con cứ cố tỏ ra mạnh mẽ và độc lập, nên chẳng bao giờ hỏi ý kiến mẹ chuyện gì nữa.” Chắc cũng chẳng phải vì mấy cái váy con tự đi mua mà mẹ lại nói vậy. Có lẽ chỉ là một phút outburst sau vô số những disconnection giữa mẹ và con trong suốt 8 tháng trời.

Nhà mình nói chuyện rất hay; bạn bè con hay họ hàng đến nhà đều khen thế. Mẹ có tài xổ thơ, bố có good sense of sarcasm, cộng thêm cái tưng tửng của bọn con - nhà mình make a fierce team. Nhưng sau khi những conversation về vô số chủ đề ấy tàn đi, dường như mỗi người lại lặng lẽ trở về những cảm xúc và suy tư riêng của mình. Ít nhất là con. Con biết mẹ vẫn cố gắng hiểu con, vẫn lên phòng con mỗi tối. Nhưng tất cả những gì con làm được chỉ là kể cho mẹ công việc của con tiến triển thế nào, con được trường nào nhận, offer bao nhiêu tiền, rồi bình luận thằng này con kia với mẹ... Mẹ lại so sánh con với chị con, rằng Q.A vẫn chia sẻ với mẹ những chuyện khó khăn ở công ty, với đồng nghiệp, rồi kể chuyện bạn bè... tại sao con không như thế. Có lẽ vì con là con gái út của cả nhà, đã quen làm theo ý mình từ khi còn 3 tuổi, thích nổi loạn, tự do và rong chơi. Có lẽ vì con giống như một quả bóng bay, chỉ chờ bố mẹ buông tay là vi vút lên trời cao. Mà có lẽ, đơn giản, vì thời gian trước đấy, con đã vô tình học được cách đối chọi với sự cô đơn. Một cách kém lành mạnh nhất, đó là biến nỗi cô đơn thành một phần cuộc sống và tính cách của mình. Con bắt đầu tự tìm niềm vui cho mình mà không cần người đồng hành và chia sẻ. Và con vẫn sống tốt.

Có khoảng thời gian 2 tháng trời, đêm nào con cũng khóc. Lúc đầu tim còn nhói lên vì đau, cả người còn nóng lạnh lẫn lộn, dần dần rồi chỉ một suy nghĩ chớp qua đầu thôi cũng đủ để mất tự chủ cảm xúc. Lúc đầu còn nằm cả tiếng đồng hồ với nào là hoang mang, dằn vặt, dần dần rồi chỉ còn 5, 10 phút, rồi con lại trở về trạng thái equilibrium rất nhanh với đủ thứ entertainment xung quanh… Dưới nhà, bố vẫn thức xem bóng đá, mẹ thì đã ngủ từ lâu. Còn con, không còn là đứa bé lớp 11, nửa đêm chui vào chăn, rúc vào người mẹ mà khóc vì điểm SAT kém nữa. Con vẫn kể hết cho mẹ mọi chuyện đang xảy ra. Chỉ có điều, con kể cho mẹ bằng cái giọng bất cần, vô lo, nửa đùa nửa thật, cái giọng mà con vẫn dùng trong các bữa cơm chính trị chính em của nhà mình. Con muốn mẹ thấy rằng con đang vui vẻ chấp nhận những chuyện đang xảy ra. Mẹ con mình đều là phụ nữ; có thể mệt mỏi, áp lực hay đau đầu với những nỗi lo cơm áo gạo tiền thường nhật, nhưng có lẽ chỉ những emotional breakdown mới làm mình đau và suy sụp. Thế nên mẹ con mình phải phân công lao động công bằng. Mẹ gánh nỗi lo thứ nhất, còn con chịu nỗi lo thứ hai. Con vẫn nghe mẹ kể chuyện về công việc bận bịu hàng ngày; và vẫn masochist với bản thân mình, vẫn ngoan ngoãn khóa mình trong cái lồng cô đơn sau những buổi tối đi bar, nghe nhạc, Polygon, tán phét, hút thuốc, bia rượu, trà chanh, lẩu bò, nem nướng, Chim Xanh… 

Nhiều khi con tự hỏi, chuyện gì đã xảy ra với con? Từ một đứa "sống trên mọi thứ" hồi cấp 2, một đứa tưng tửng đến mức mà nhiều người bảo "nhìn là thấy vui" hồi cấp 3, một đứa cứ mỗi khi buồn lại hát lên vài câu để trấn tĩnh lại mình hồi đại học, đến một đứa pessimistic như bây giờ. Nhiều khi con tự hỏi, nếu con kể hết với mẹ những suy nghĩ trong đầu con, mẹ sẽ phản ứng thế nào? Mẹ sẽ hoảng lên mà mắng con nghĩ quẩn, hay mẹ sẽ lo lắng đưa con đến psychiatrist, hay mẹ sẽ ôm con vào lòng mà khóc. Con không mạnh mẽ được như mẹ. Sau bao nhiêu khủng hoảng và mất mát, mẹ vẫn đứng vững, vẫn lạc quan, vẫn hát vang nhà mỗi khi làm bếp. Còn con, mới có một nỗi đau nho nhỏ, mà đã dramatize hết cả lên, đã insecure với cuộc sống của mình, đã doubtful, đã để nó ám ảnh trong đầu mình đến tận bây giờ rồi. Dù con biết, vẫn có những đêm mẹ mất ngủ, vẫn có những cơn tiền đình, vẫn có những lúc nhớ 2 con gái đang ở xa. Con vẫn nghĩ rằng mẹ con mình như cùng một tâm hồn, con không cần nghe mẹ nói và ngược lại. Khi con nhìn vào gương, con vẫn thấy một phần kiên cường và ung dung của mẹ. Bọn con là sức mạnh tinh thần của bố mẹ. Con hạnh phúc thì bố mẹ cũng yên lòng. Con chỉ cần như thế. 

I know that we don't talk
I'm sick of it all
Can you hear me when I sing?
You're the reason I sing
You're the reason why the opera is in me
(-U2)
Mẹ à, con gái ở xa nên phải học cách đối đầu với cuộc sống một mình thôi. Cuộc sống giống như cái hộp chocolate hình chai rượu mẹ vẫn hay mua vậy. Một khi con có trong tay thì con sẽ ăn cho bằng hết. Con không biết viên chocolate tiếp theo con ăn sẽ có nhân rượu gì. Nhưng mẹ đừng lo khi có một loại rượu lạ mà con không biết, vì mẹ đã dạy con điều căn bản nhất là uống rượu rồi. Còn lại con sẽ phải tự trải nghiệm cho mình thôi. Đau con phải tự chịu, say con phải tự chịu.

Mẹ cứ giả vờ như con đang ngồi trên một cái đu, mẹ nhé. Cứ tưởng tượng như con đang đu thật cao và xa khỏi tầm với của mẹ. Con sẽ hét lên vì thích thú, hoặc nhắm tịt mắt lại vì sợ. Mẹ cứ lo lắng đi; chừng nào chân con vẫn còn chạm đất mỗi lần đu hạ xuống thì con vẫn sẽ chẳng quan tâm đến nỗi lo của mẹ. Nhưng nếu có lúc nào đấy, con ngã văng ra khỏi đu, đập đầu xuống đất, tay chân bầm dập rã rời, thì con sẽ lết thết về với mẹ. Đó là lúc con cần mẹ đứng đằng sau để đẩy đu cho con. Bởi vì đó là lúc con không còn muốn, và không thể đương đầu với mọi chuyện một mình.

5 comments:

sam said...

có gửi cho mẹ đọc không? :) viết bằng tiếng Việt hết đi :)

khi chúng ta 20s ý mà. đến 30s sẽ thâý khác. quan trọng là phải đủ lạc quan để sống đến lúc đấy.

B-)

chắc đông này tao về đấy. mày có về không? để tao ôm mày phát. và bọn mình leo tóp. và đi ăn ốc luộc. và hát/ hét hò!

^o^

^^

sam said...

Liked.

thích cái 'gỗ' của bài viết :)

Xuong Xau said...

<3 <3 <3

sam said...

t lai ko ve mua dong nay nua :)

Q.fg said...

Sao lai ko ve nua the? Tao cung chang biet bao gio ve, chac la he nam sau thoi.